Hơn một năm sau khi Apple chính thức vượt qua Microsoft tính theo giá trị vốn hóa thị trường vào ngày 26/5/2010, khoảng chênh lệch 3 tỷ USD ban đầu không những không được rút ngắn lại, mà càng ngày Apple càng bỏ xa Microsoft.
Tin liên quan:
>> Tại sao Apple sẽ trở thành công ty đầu tiên đạt giá trị ngàn tỷ USD?
>> Apple là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới
>> 4 “vị vua công nghệ” theo xếp hạng của chủ tịch Google
Thậm chí, giá trị vốn hóa của Apple còn cao hơn tổng của Microsoft và một ông lớn công nghệ khác là Intel gộp lại.
Kết quả trên được trang MacDailyNews tính toán dựa trên số liệu tài chính của Yahoo. Tại thời điểm công bố kết quả, giá trị vốn hóa của Apple đạt 317,6 tỷ USD, trong khi đó con số này của Microsoft là 201,6 tỷ USD và Intel là 115,21 tỷ USD (tổng giá trị: 316,8 tỷ USD). Dĩ nhiên giá trị vốn hóa không phải là trị giá thật của một công ty, con số này phản ánh tổng giá trị toàn bộ cổ phiếu của công ty đó trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xem xét. Vì có chu kỳ hoạt động theo ngày, giá trị vốn hóa sẽ liên tục thay đổi, lên xuống tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.
Giá trị cổ phiếu liên quan mật thiết đến kỳ vọng của chủ đầu tư cũng như giới chuyên gia. Với Apple, hãng đặc biệt mạnh trong việc vượt mọi dự đoán tài chính được đưa ra, trong khi đó Microsoft và Intel “hiền lành” hơn, kết quả hoạt động tương đối phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do 2 công ty này có triết lý sản xuất sản phẩm khá chuẩn hoá, ít bất ngờ mặc dù tỷ lợi nhuận rất tốt. Trên cơ sở đó, thay vì nhìn nhận con số lợi nhuận ổn định, giới đầu tư lại tập trung vào phê phán mỗi khi công ty có một nước cờ sai lầm.
Cuối cùng, Wall Street cũng đề cập đến hiệu ứng “hào quang” và sự ảnh hưởng mà các khách hàng của Apple tạo ra trong việc duy trì và ủng hộ nhãn hiệu yêu thích của họ. Chính khách hàng cũ đã giúp Apple thu hút thêm nhiều sự chú ý, đồng thời tác động đến tâm lý của những người ra quyết định, vốn dễ xao động trước những sản phẩm mới. Ví dụ rõ ràng nhất của điều này chính là sự thành công của iPad trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp. iPad xâm nhập thị trường này đầu tiên là ở cấp quản lý tầm trung, thay vì các nhân sự cao cấp hay đội ngũ IT của các công ty.
Theo Tinh Tế
Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/06/98834
No comments:
Post a Comment