Thursday, June 9, 2011

Kính râm chống các điểm lóa tự động

Chris Mullin đã dành tới 8 năm trời để đưa ra ý tưởng, nghiên cứu và hoàn thiện chiếc kính có thể tự động chống lại các điểm lóa. Chiếc kính đã giành được giải thưởng phát minh của năm 2011.


Tin liên quan:

>> Kính mắt tự điều chỉnh số Điốp


Khi Chris Mullin làm việc tại phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore, bắc California, Hoa Kỳ vào khoảng 8 năm trước, ông thường xuyên phải đi quãng đường khoảng 56km mỗi ngày từ nhà tới nơi làm việc. Những tia nắng chói thường làm ông đau đầu và khó nhìn đường. Mullin thường xuyên cảm thấy căng thẳng và không an toàn. Thế là ý tưởng về chiếc kính râm sử dụng khiên bằng điện để chặn điểm lóa tức thời được ra đời.



Chris Mullin giữ ý tưởng đó trong nhiều năm cho tới khi ông bị thôi việc vào năm 2002, ông bắt đầu phát triển ý tưởng của mình và đặt tên nó là Mắt Động (Dynamic Eye). Mullin sử dụng tinh thể lỏng làm vật liệu cho mắt kính – vì đặc tính nhìn xuyên thấu của tinh thể lỏng không khác gì mắt kính râm bình thường, đồng thời chất này còn có thể điều khiển bằng điện. Một cảm biến nhỏ ở trên phần gá vào mũi của mắt kính có nhiệm vụ nhận biết điểm chói lóa và gửi vị trí của nó tới một bộ điều khiển siêu nhỏ. Bộ điều khiển này sẽ cấu trúc lại mắt kính tinh thể lỏng để hiển thị ô vuông đen có kích thước 4 hoặc 6 milimét phía trước mắt để vô hiệu hóa điểm lóa. Những ô vuông này sẽ di chuyển khắp kính để vô hiệu hóa các điểm lóa nhưng vẫn cho phép các vùng xung quanh có thể nhìn bình thường.



Để hoàn thiện phát minh, Chris Mullin đã mất 5 năm với 5 mẫu thử để chọn ra các thành phần phù hợp nhất cho mắt kính. Phiên bản đầu tiên của chiếc kính phải sử dụng một bảng mạch lớn chuyển thông tin từ cảm biến tới laptop để xử lý. Với nhiều mẫu thử tiếp theo, các kính LCD thường xuyên bị hỏng, hoạt động không đúng cách thức… Để chữa những lỗi này, Mullin dự định tăng khả năng kết nối điện để gửi mệnh lệnh từ bộ điều khiển siêu nhỏ tới những tinh thể trên mắt kính. Hiện tại, Mullin đang tiếp tục phát triển mắt kính để sao cho nó nhẹ hơn và chống được những va chạm mạnh nhằm phục vụ cho mục đích thương mại.



Theo NDHMoney

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.lomkom.com/2011/06/100335

No comments:

Post a Comment

Popular Posts